Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Hạt Giống Cỏ SUDAN

hạt giống CỎ CHĂN NUÔI

Với quỹ đất để phát triển nông nghiệp hạn chế như hiện nay, và đồng cỏ lại ngày càng bị thu nhỏ để nhường chỗ cho các loại cây khác, thì trồng cỏ chăn nuôi gia súc lại mang lại hiệu quả rất cao so với các hình sản xuất nông nghiệp khác. Việc kết hợp giữa chăn nuôi bò và trổng các giống cỏ(hạt giống cỏ) giúp cải thiện môi trường  đất - do tận dụng tốt chất thải từ chăn nuôi bò (Mỗi ngày Bầu Đức kiếm khoảng 1 tỷ nhờ phân bò)

co-chan-nuoi-sudan


Mô tả:

- hạt giống cỏ thuộc họ Cao lương, nhập khẩu từ Mỹ
- Dễ trồng, dễ chăm sóc, chịu hạn tốt
- Sinh trưởng mạnh, năng suất chất tươi cao (45-50 tấn/ha/lần/cắt), thân lá mềm.
- Bắt đầu thu hoạch sớm (5-6 tuần sau khi gieo), tái sinh nhanh (25-30 ngày cắt 1 lần).
- Hàm lượng đạm cao 18%.
- Thích hợp bò, trâu, dê, cừu nuôi thịt.
- Sử dụng tốt dạng cỏ tươi và cỏ khô.

Kỹ thuật trồng:

- Thời vụ: có thể trồng cỏ quanh năm trên đất có nước tưới.
- Có thể trồng cỏ trên nhiều loại đất khác nhau, pH đất thích hợp từ 5,5 - 7. Nên cày bừa kỹ, bón lót phân chuồng hoai và bón phân hóa học: 50kg Urê, 50kg DAP, 30kg KCl mỗi ha.
- Mỗi ha gieo 13-15 kg hạt giống, nên gieo theo hàng cách nhau 35-40cm, sâu 3-5cm, mỗi mét dài gieo 30-40 hạt.

Chăm sóc:

- Sau mỗi đợt cắt, bón thúc phân, kết hợp xới xáo, vun gốc để tạo bộ rễ mới tốt. Mùa mưa nên có rãnh thoát nước, mùa nắng cần tưới đủ ẩm.
- Giai đoạn cây cao 1-1,2m là lúc thu hoạch tối ưu nhất vì năng suất chất tươi và hàm lượng đạm đạt cao nhất. Khi thu hoạch, chừa phần gốc cao 15cm, mỗi gốc sẽ nẩy 6-8 chồi non.  Sau 5-6 lần cắt thấy cỏ tái sinh yếu nên cày xới bỏ và gieo trồng lại
- Không chăn thả hoặc làm thức ăn xanh cho gia súc khi cây chưa đạt độ cao 65cm, vì lúc này hàm lượng acid prussic trong cây cao, có thể làm ngộ độc gia súc.

Moi chi tiết liên hệ: 0908 586 203 A.Lâm

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Phương pháp xử lý rơm làm thức ăn cho Trâu Bò


Để chủ động phòng chống đói rét cho trâu bò và tận dụng được nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch, người chăn nuôi cần chế biến và dự trữ rơm làm thức ăn cho trâu bò trong vụ đông như sau: Sản phẩm rơm, rạ hàm lượng dinh dưỡng thấp trâu bò không thích ăn. Nhưng đem chế biến sẽ là nguồn thức ăn tốt giầu dinh dưỡng hàm lượng Protein tăng lên gấp 2 lần. Các phương pháp chế biến như sau:


Phương pháp mềm hóa rơm;
Phương pháp kiềm hóa rơm;
Phương pháp ủ urê:



Sử dụng công thức: 100kg rơm khô + 4kg urê + 100 lít nước. Có thể dùng hố ủ nửa chìm như phương pháp ủ chua, hoặc xây bể nổi hoặc ủ trong bao nilon dầy hoặc ủ thành cây rơm xung quanh có ni lông bao phủ kín có dây buộc chặt. Tùy vào lượng rơm cần ủ mà chọn kích thước cho phù hợp. Thông thường chăn nuôi trong nông hộ số lượng trâu, bò ít, sử dụng bao nilon là phù hợp nhất, cách làm như sau: Cân 10kg rơm khô, rải đều lên sân gạch hoặc tấm vải nhựa. Dùng bình ô doa chứa đúng 10 lít nước, cân đúng 0,4kg urê rồi hòa tan vào bình tưới và khuấy, trộn đều đến khi hòa tan hết urê vào nước. Tưới nước đã pha urê vào rơm, cứ 10kg rơm thì tưới 10 lít nước đã hòa với urê, nếu rơm tươi và ướt thì chỉ tưới 6-7 lít nước/10kg rơm, nhưng vẫn hòa đủ 0,4kg urê. Khi tưới xong đảo thật đều để rơm thấm đều urê sau đó dùng tay cuộn từng nắm rơm nhét vào túi nilon (đã lồng ngoài bao tải dứa) chú ý nhét thật chặt. Rồi tiếp tục rải tiếp 10kg rơm, lặp lại các động tác như trên cho đến khi hết rơm thì thôi. Sau khi đầy buộc chặt miệng lại và chuyển sang bao khác. Sau 7 đến 10 ngày ủ, bắt đầu lấy cho trâu, bò ăn. Lúc đầu cho ăn ít khoảng 1-2kg ta phải tập cho trâu bò ăn dần bằng cách trộn lẫn với cỏ tươi, sau 2-3 ngày trâu bò sẽ ăn quen dần và lượng ăn tăng dần lên. Mỗi ngày cho ăn tối đa từ 7-10kg/con. Đây là phương pháp làm cho rơm mềm, có mùi thơm dễ chịu. Dụng cụ: Bể xây hoặc thùng phi, thùng nhựa để ngâm rơm, sử dụng nguyên liệu rơm khô, vôi, nước sạch theo công thức: 100kg rơm khô + 6kg vôi + 600 lít nước. Cách làm: Cho rơm vào bể hoặc thùng phi đổ nước vôi 1% vào đảo trộn đều trong 3 ngày (mỗi ngày đảo từ 2-3 lần), sau đó vớt rơm lên giá để chảy hết nước vôi. Dùng nước rửa sạch vôi, có thể cho bò ăn ngay hoặc phơi khô gác lên chuồng cho trâu bò ăn dần. Mỗi con có thể cho ăn từ 7-10kg/ngày.Đây là phương pháp mà bà con vẫn hay sử dụng nhất để cho trâu bò ăn. Rơm có thể khô hoặc tươi ta tính lượng rơm mà trâu, bò có thể sử dụng hết trong ngày để riêng ra một chỗ hoặc cho luôn vào máng ăn rồi dùng nước muối 1% tưới lên rơm, cứ 1kg rơm thì dùng 1 lít nước làm như vậy trâu bò sẽ thích ăn. Chú ý ăn bữa nào ta làm bữa đó.

Ủ rơm làm thức ăn cho trâu, bò

Rơm, rạ có hàm lượng dinh dưỡng thấp, sau khi được chế biến bằng phương pháp ủ với urê trở thành loại thức ăn tốt giàu dinh dưỡng, cho trâu, bò ăn rất tốt.

Phương pháp ủ

- Dụng cụ: Túi nilon lớn (bao đựng phân đạm) hay bao tải dứa (100kg rơm cần 10-12 bao tải dứa). Ô doa: 1 chiếc (để tưới cho đều). Nếu không có ô doa ta dùng gáo nhựa dội qua rổ thưa. Dây nilon để buộc miệng bao tải. Một mảnh nilon rộng chừng 2-3m2.
- Cách ủ: Trên sân sạch, hay trên một tấm nilon hoặc vải xác rắn rộng chừng 2-3m2 trải từng lớp dày khoảng 15-20cm (1 gang tay). Sau đó tưới nước đã hoà tan urê, vôi, muối cho thấm đều tất cả lớp rơm, không dội quá nhiều nước urê chảy đi gây lãng phí. Tiếp theo cho lớp khác và lại tưới đều. Lần lượt như vậy tưới cho ẩm hết lượng rơm. Các lớp dưới lên tưới ít, các lớp trên tưới nhiều hơn, phần dư thừa sẽ thấm xuống các lớp dưới không gây lãng phí. Sau khi rơm được tưới đều ta cho chúng vào các bao tải dứa, nén thật chặt. Buộc chặt để giữ cho hơi sạch sẽ, tránh nắng mưa, ẩm ướt.
- Rơm khô: 100kg; urê: 2,5kg; vôi đã tôi: 0,5kg; muối ăn: 0,5kg; nước sạch: 70-80 lít. Urê, vôi, muối được hoà tan vào 70-80 lít nước cho tan đều. Sau đó tưới vào 100kg rơm cho tất cả rơm được thấm nước urê.

Cách cho ăn

Rơm ủ trong 7-10 ngày bắt đầu lấy ra cho trâu, bò ăn. Rơm ủ có chất lượng tốt, có màu vàng đậm, mùi urê, không có mùi mốc, rơm ẩm, mềm. Sau khi lấy ra ta lại buộc kín miệng bao tải ngay.
Lần đầu tiên tập cho trâu, bò ăn cần lấy rơm ủ ra phơi trong mát chừng 35-65 phút để mùi urê bay bớt. Cho vào rổ, thúng hay máng ăn sạch sẽ và nên trộn thêm 1.5-2kg cỏ xanh để hấp dẫn trâu, bò (Khoảng 2-3 ngày). Khi trâu bò đã quen ăn thức ăn này, ta không cần phải phơi trộn lẫn với cỏ nữa. Cho trâu bò ăn rơm đã chế biến càng nhiều càng tốt, nhưng hàng ngày vẫn cần chăn thả để trâu bò có đủ lượng thức ăn xanh cần thiết. Nên cho ăn thường xuyên trong mùa đông thì hiệu quả mới cao.

Hiệu quả kinh tế

Rơm ủ có hàm lượng chất đạm cao hơn 2 lần so với rơm không chế biến. Trâu bò thích ăn rơm ủ urê kết hợp với chăn thả, trâu bò không bị gầy yếu, đến mùa xuân sẽ cày kéo khoẻ, sinh sản tốt. Chi phí chế biến rơm không nhiều, 1 trâu bò trong suốt 3 tháng chỉ cần 9kg urê, thành tiền là 28.000đ.



Quy trình - cách thức trồng và chăm sóc cỏ chăn nuôi bò

Các giống cỏ thích hợp với điều kiện sinh thái Việt Nam có thể trồng để chăn nuôi bò:

- Loại hòa thảo thân đứng sống hằng năm (mỗi năm trồng 2-3 vụ) trồng để ăn tươi hoặc ủ xanh như cây ngô, cây cao lương...
- Loại cỏ hòa thảo thân đứng, trồng để cắt ăn tươi hoặc ủ xanh như cỏ voi, cỏ Sudan...

Cỏ voi và cỏ sả là hai giống cỏ hòa thảo có năng suất cao, trồng rất phổ biến hiện nay để chăn nuôi gia súc nhai lại như bò, dê, trâu. Sau đây là phương pháp trồng và chăm sóc hai giống cỏ nói trên:

Cỏ Ghi-nê hay còn gọi là cỏ Sả 


(tên khoa học là Panicum mai-mum): Là loại cỏ chịu hạn và nóng, chịu dẫm đạp khi chăn thả bò. Cỏ mọc thành bụi, thân lá mềm, bò thích ăn.
Có hai loại cỏ sả: Cỏ sả lá nhỏ và cỏ sả lá to cỏ sả lá nhỏ trồng để xây dựng các bãi chăn thả, bảo vệ đất. Cỏ sả lá lớn trồng đề cắt cho ăn tại chuồng hoặc ủ xanh.
- Thời vụ trồng: Từ tháng 4 đến tháng 6, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11 . Chu kỳ sử dụng 4-5 năm.
- Yêu cầu đất trồng thuộc loại đất cát pha, tránh nơi ngập nước, đất cày sâu 1 5-20 cm. Bón lót phân chuồng 1 5 tấn/ha, 200 kg lân, 1 00 kg kali/ha.
- Trồng bằng gốc tách ra từ các cụm lớn. Mỗi khóm có 3 4 dành, xén bớt lá và đem trồng ngay. Lượng giống cần cho 1 ha khoảng 2-2,'5 tấn. Khoảng cách trồng' khóm cách khóm 30 cm, rạch hàng cách hàng 40-60 cm, sâu 1 5 cm. Đặt gốc rồi lấp đất dầy 10 cm, để hở phần ngọn và dẫm chặt.
Chăm sóc cỏ: Sau 1 -2 lứa thu hoạch, bón thêm 100-200 kg sun phát đạm hoặc 60-1 00 kg urê. Cỏ sả có thể trồng để chăn thả bò hoặc cắt cho bò ăn. Số lần chăn thả luân phiên trong năm đạt 8-10 lần.
Nếu chăn thả, năng suất có thể đạt 50-60 tấn/ha. Nếu cắt cho ăn tại chuồng, năng suất có thể đạt 70-80 tấn/ha.


Cỏ Voi 


(tên La tinh: Panisetum Purpurcum). Các giống cỏ voi hiện được trồng Phổ biến cho năng suất cao là Kingrass, Selection. Cỏ voi có thể cao tới 3-4m. Đây là cây cỏ thuộc vùng nhiệt đới xích đạo, do vậy nó cần đủ độ ẩm và nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp tà từ 25-30oC. Cỏ voi ưa đất tốt, có tầng canh tác sâu, giàu mùn, không ưa đất cát và nơi bị ngập úng.

- Trước khi trồng phải cầy, bừa kỹ, làm sạch cỏ dại , bón lót 1 5-20 tấn phân chuồng/ha; 200-300 kg supe lân/ha; 100-200 phân kali/ha. Nếu đất bị chua, có thể bổ sung 500-1000 kg vôi/ha.
- Trồng bằng hom. Chọn hom bánh tẻ từ 2,5 tháng trở lên, chặt hom thành từng đoạn ngắn có từ 2-4 mắt, trồng theo khoảng cách hàng cách hàng 60 cm, rạch hàng sâu 1 5-20 cm.Đặt hom gối đầu nối tiếp nhau rồi lấp đất dầy 7-10 cm. Một năm cỏ voi có thể cho từ 4-6 lứa cắt. Khoảng 45- 50 ngày cắt một lứa. Cắt làm thức ăn xanh khi cỏ đạt độ cao 80-120 cm.
Chăm sóc cỏ voi: Sau mỗi lần cắt, bón phân đạm (nếu bón phân urê thì  từ 60-100 kg/ha/1 lần bón; nếu bón phân đạm sun phát thì liều lượng gấp đôi) hoặc bón thêm phân NPK hoặc nước phân chuồng.
-Cỏ voi cho năng suất chất xanh rất cao 1 50-200 tấn/ha. ở những ruộng được chăm bón tốt, năng suất cỏ có thể đạt từ 250-300 tấn/ha. Vì năng suất cỏ rất cao do tốc độ tăng trưởng nhanh nên khi trồng với diện tích lớn nên bố trí trồng rải vụ thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 1 0-1 5 ngày, đề phòng khi thu hoạch không kịp cỏ sẽ bị già.
Nếu thâm canh để cỏ đạt năng suất 250 tấn/ha thì trồng 1 ha cỏ voi có thể cơ bản đủ cỏ xanh cho 1 8-20 con bò cái sinh sản nội hoặc có thể nuôi được 1 2-1 4 bò cái vắt sữa.