hạt giống CỎ CHĂN NUÔI
Với quỹ đất để phát triển nông nghiệp hạn chế như hiện nay, và đồng cỏ lại ngày càng bị thu nhỏ để nhường chỗ cho các loại cây khác, thì trồng cỏ chăn nuôi gia súc lại mang lại hiệu quả rất cao so với các hình sản xuất nông nghiệp khác. Việc kết hợp giữa chăn nuôi bò và trổng các giống cỏ(hạt giống cỏ) giúp cải thiện môi trường đất - do tận dụng tốt chất thải từ chăn nuôi bò (Mỗi ngày Bầu Đức kiếm khoảng 1 tỷ nhờ phân bò)Mô tả:
- hạt giống cỏ thuộc họ Cao lương, nhập khẩu từ Mỹ- Dễ trồng, dễ chăm sóc, chịu hạn tốt
- Sinh trưởng mạnh, năng suất chất tươi cao (45-50 tấn/ha/lần/cắt), thân lá mềm.
- Bắt đầu thu hoạch sớm (5-6 tuần sau khi gieo), tái sinh nhanh (25-30 ngày cắt 1 lần).
- Hàm lượng đạm cao 18%.
- Thích hợp bò, trâu, dê, cừu nuôi thịt.
- Sử dụng tốt dạng cỏ tươi và cỏ khô.
Kỹ thuật trồng:
- Thời vụ: có thể trồng cỏ quanh năm trên đất có nước tưới.- Có thể trồng cỏ trên nhiều loại đất khác nhau, pH đất thích hợp từ 5,5 - 7. Nên cày bừa kỹ, bón lót phân chuồng hoai và bón phân hóa học: 50kg Urê, 50kg DAP, 30kg KCl mỗi ha.
- Mỗi ha gieo 13-15 kg hạt giống, nên gieo theo hàng cách nhau 35-40cm, sâu 3-5cm, mỗi mét dài gieo 30-40 hạt.
Chăm sóc:
- Sau mỗi đợt cắt, bón thúc phân, kết hợp xới xáo, vun gốc để tạo bộ rễ mới tốt. Mùa mưa nên có rãnh thoát nước, mùa nắng cần tưới đủ ẩm.- Giai đoạn cây cao 1-1,2m là lúc thu hoạch tối ưu nhất vì năng suất chất tươi và hàm lượng đạm đạt cao nhất. Khi thu hoạch, chừa phần gốc cao 15cm, mỗi gốc sẽ nẩy 6-8 chồi non. Sau 5-6 lần cắt thấy cỏ tái sinh yếu nên cày xới bỏ và gieo trồng lại
- Không chăn thả hoặc làm thức ăn xanh cho gia súc khi cây chưa đạt độ cao 65cm, vì lúc này hàm lượng acid prussic trong cây cao, có thể làm ngộ độc gia súc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét